I. Mô tả:
Hàm dò tìm & trả về giá trị trong vùng dò tìm dựa vào mã dò tìm (Chúng ta sẽ hiểu hơn sau khi xem các ví dụ cụ thể)
II. Cú pháp:
=VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num, range_lookup)
=VLOOKUP (Mã dò tìm, Vùng sẽ dò tìm, Cột chứa giá trị cần tìm, kiểu tìm kiếm)
Trong đó:
Mình sẽ chỉ ra cụ thể trong ví dụ sau.
Mã dò tìm:
Giá trị dùng để dò tìm. Tại công thức trong vd trên mã dò tìm là ô A3.
Vùng dò tìm:
Thì chính xác như tên, nó là 1 vùng mà chúng ta sẽ thực hiện dò tìm dựa vào mã dò tìm. Tại công thức trong ví dụ trên vùng dò tìm là A12:B15
Cột chứa giá trị cần tìm:
Thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trong vùng dò tìm. Tại công thức trong vd trên cột chứa giá trị cần tìm là cột tên hàng, cột số 2
Kiểu tìm kiếm:
Kiểu tìm kiếm, tìm tuyệt đối thì chọn 0, tìm tương đối thì chọn 1, chúng ta thường dùng kiểu dò tìm tuyệt đối nên chọn 0. Tại công thức trong vd trên thì kiểu tìm kiếm là tuyệt đối- chọn 0
III. Cách dùng hàm.
Nếu đọc khái niệm & cú pháp hàm và thực hiện thì chúng ta sẽ làm được các trường hợp dò tìm cơ bản, nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp khó bắt chúng ta phải kết hợp hàm Vlookup với các hàm khác để thực hiện dò tìm. Tôi sẽ đưa ra một số trường hợp cụ thể như bên dưới để các bạn hình dung ra những trường hợp có thể gặp phải.
Trường hợp 1. Vlookup cơ bản. (loại đơn giản nhất)
Đề : Nhập công thức để điền Tên hàng dựa vào mã hàng và bảng tra thông tin.
Đáp án : Nhập công thức tại ô B3 như sau
=VLOOKUP(A3;$A$12:$B$15;2;0) Hàm sẽ trả về kết quả là Xăng. Chúng ta copy công thức xuống các ô còn lại.
Hàm sẽ thực hiện dò tìm theo mã hàng trong bảng tra thông tin và trả về kết quả ở cột số 2 trong bảng tra thông tin dóng theo hàng ngang, tương ứng với X là Xăng.
Lưu ý: vùng dò tìm có ký tự $ như này $A$14:$B$17 nhằm mục đích cố định vùng dò tìm để khi copy công thức xuống các dòng phía dưới thì vùng dò tìm không bị thay đổi, nếu vùng dò tìm bị thay đổi kết quả sẽ bị sai.
Trường hợp 2. Vlookup kết hợp hàm Left
Đề : Nhập công thức điền tên hàng dựa vào 2 ký tự đầu tiên của Mã SP và bảng tra thông tin
Đáp án : Nhập công thức tại ô B4 như sau
=VLOOKUP(LEFT(A4;2);$A$12:$B$
Vì yêu cầu là dùng 2 ký tự đầu tiên của Mã SP để dò tìm trong Bảng tra thông tin nên chúng ta phải dùng hàm Left để lấy 2 ký tự đầu tiên trong Mã SP và dò tìm trong bảng tra thông tin
=Left(A4;2) sẽ cho kết quả KD và đây sẽ là mã để dò tìm trong bảng tra thông tin.
Trường hợp 3. Vlookup kết hợp hàm Right.
Đề : Nhập công thức điền Tỉnh dựa vào 2 ký tự cuối cùng của Mã SP và bảng tra thông tin 2
Đáp án : Nhập công thức tại ô B4 như sau
=VLOOKUP(RIGHT(A4;2);$D$12:$E$
Vì yêu cầu là dùng 2 ký tự cuối cùng của Mã SP để dò tìm trong Bảng tra thông tin 2 nên chúng ta phải dùng hàm Right để lấy 2 ký tự cuối cùng trong Mã SP và dò tìm trong bảng tra thông tin 2.
=Right(A4;2) sẽ cho kết quả NĐ và đây sẽ là mã để dò tìm trong bảng tra thông tin 2.
Trường hợp 3. Vlookup kết hợp hàm Mid.
Đề : Nhập công thức điền Loại gạo dựa vào ký tự thứ 4 của Mã SP và bảng tra thông tin 2
Đáp án : Nhập công thức tại ô B4 như sau
=VLOOKUP(MID(A4;4;1);$F$12:$G$
Vì yêu cầu là dùng ký tự thứ 4 của Mã SP để dò tìm trong Bảng tra thông tin 3 nên chúng ta phải dùng hàm Mid để lấy 1 ký tự thứ 4 Mã SP và dò tìm trong bảng tra thông tin 3.
=Mid(A4;4;1) sẽ cho kết quả N và đây sẽ là mã để dò tìm trong bảng tra thông tin 3.
Trường hợp 4. Vlookup kết hợp hàm Mid & Value.
Đề : Nhập công thức điền Loại gạo dựa vào ký tự thứ 4 của Mã SP và bảng tra thông tin 4.
Đáp án : Nhập công thức tại ô B4 như sau
=VLOOKUP(VALUE(MID(A4;4;1));$
Trường hợp này tôi tách so với trường hợp 3 là vì phải tách ký tự số trong Mã SP, nếu dùng nguyên hàm mid thì vẫn tách được nhưng kết quả là dạng text chứ không phải dạng số, vậy nên cần dùng thêm hàm value để chuyển ký tự đó thành dạng số để tiến hành dò tìm trong bảng thông tin 4
Nếu dùng = MID(A4;4;1) Kết quả là 2 , thế nhưng đây lại không phải dạng số để có thể dò tìm tại bảng thông tin 4
Vậy Cần dùng = VALUE(MID(A4;4;1)) Kết quả là 2 , là dạng số để sẵn sang dò tìm trong bảng thông tin 4.
Trường hợp 5. Vlookup kết hợp hàm IF.
Đê : Nhập công thức điền Đơn giá dựa vào mã SP, loại gạo và bảng tra thông tin.
Đáp án : Nhập công thức tại ô C4 như sau.
=VLOOKUP(A4,$A$12:$D$15,IF(B4=
Trường hợp này hàm if có tác dụng chọn cột lấy giá trị, IF(B4=1,2,IF(B4=2,3,4)) Nếu Loại gạo =1 thì sẽ lấy giá trị ở cột 2, nếu loại gạo = 2 thì sẽ lấy giá trị ở cột 3, còn lại lấy giá trị ở cột 4.
Lưu ý: Bài này chủ đề chính là hàm Vlookup vậy nên cách sử dụng các hàm sử dụng cùng như Left, Right, Mid, Value, If các bạn đọc chi tiết tại https://vietexcel.com/
Bài viết này là bài khởi đầu của mình, đây chỉ là những trường hợp cơ bản nhất của hàm Vlookup thường dùng, mình sẽ cập nhật thêm các trường hợp khác hàng ngày.
One more thing, Cần phải dành nhiều thời gian cho đam mê của mình hơn nữa. Cảm ơn!
Tobe continued
Hải đăng
5 thoughts on “Cách sử dụng Hàm vlookup có bài tập và lời giải”